Chủ nhật,26/01/2025
Chào mừng Quý vị và các bạn đến trang web trường Tiểu học số 1 Nhơn Phú

Những điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2017

Quản Trị 27/11/2017 Lượt xem:33

GD&TĐ – Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia lần 2, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi đến ngày 1/1/2017.

 

Thí sinh có thể thi 2 bài tự chọn, lấy điểm bài cao hơn xét tốt nghiệp

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 tổ chức thi 5 bài: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với GDTX).

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài, gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi Khoa học Tự nhiên (KHTN) hoặc Khoa học Xã hội (KHXH); thí sinh GDTX phải dự thi 3 bài, gồm 2 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi (KHTN hoặc KHXH).

Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi (KHTN và KHXH), điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thí sinh Giáo dục THPT có thể thi cả 5 bài thi, thí sinh GDTX có thể thi cả 4 bài để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành.

Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi và các môn thành phần của bài thi KHTN, KHXH, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ.

Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội du ng thi nằm trong Chương trình cấp THPT.

 

Tổ chức thi tại mỗi tỉnh/thành phố

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) tổ chức một cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GD&ĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp, hỗ trợ công tác tổ chức thi; thực hiện việc giám sát các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo.

Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban (gồm thành phần Trưởng Ban) để thực hiện các công việc của kỳ thi; bao gồm: Ban Thư ký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm phách bài thi tự luận (gọi là Ban Làm phách); thành viên khác của các Ban do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.

 

Điểm mới trong sắp xếp thí sinh dự thi

Theo dự thảo, phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh, trong phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang. Riêng phòng thi cuối cùng của buổi thi bài Ngoại ngữ (ở cùng Điểm thi), được xếp các thí sinh dự thi các bài Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo bài;

Một điểm mới đáng chú ý là: Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định. Thí sinh GDTX được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi KHXH.

 

Thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ GD&ĐT cung cấp

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ GD&ĐT cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với Sở GD&ĐT, giữa Sở GD&ĐT với Bộ GD&ĐT; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ GD&ĐT.

Có bộ phận chuyên trách sử dụng máy tính và phần mềm quản lý thi; có địa chỉ thư điện tử và số điện thoại đăng ký với Bộ GD&ĐT

Các Hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ GD&ĐT và hoàn thành việc đối chiếu giữa dữ liệu kết quả thi gửi về Bộ GD&ĐT với dữ liệu kết quả thi lưu tại Hội đồng thi.

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu thi của thí sinh; các Sở GD&ĐT sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường ĐH, CĐ sử dụng dữ liệu thi để tuyển sinh.

 

Chấm trắc nghiệm bằng máy với cùng một phần mềm của Bộ GD&ĐT

Chấm bài thi tự luận theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

Chấm bài thi trắc nghiệm: Các Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD&ĐT cung cấp.

Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm. Thống nhất sử dụng mã môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi đã chấm của mỗi môn thi tự luận, theo tiến độ chấm thi môn đó.

2017-11-27T06:31:23+00:00